Giỏ hàng

Cách chăm sóc răng miệng từ A đến Z

Công việc chăm sóc răng miệng hàng ngày rất quan trọng. Ở độ tuổi nào cũng cần chăm sóc răng miệng. Hiểu được những phiền toái do các bệnh răng miệng gây ra. Sau đây, chúng tin sẽ chia sẻ các cách chăm sóc răng miệng từ A đến Z.

Vai trò của việc chăm sóc răng miệng hàng ngày 

Chăm sóc răng miệng không chỉ dừng lại ở việc vệ sinh răng miệng hàng ngày với kem đánh răng. Chăm sóc răng miệng còn liên quan đến nhiều yếu tố khác mà bạn nhiều khi không để ý tới. Chăm sóc răng miệng khao học sẽ đem lại cho bạn rất nhiều loại ích như sau:


1, Sở hữu hàm răng chắc khoẻ, ngăn ngừa bệnh răng miệng 

Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày rất dễ tích tụ ở quanh thân răng, các kẽ răng tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chúng rất khó bị loại bỏ nếu như không dùng đến những biện pháp cụ thể để loại bỏ chúng. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ tại thành các mảng bảm xung quanh thân răng gây sâu răng. Ngoài ra chúng còn làm cho phần lợi bị tổn thương gây viêm lợi, chảy máu chân răng. Chăm sóc răng miệng hàng này là việc làm hiệu quả để giúp loại bỏ các cặn thức ăn nằm trên răng, các kẽ răng, lưỡi, nướu và toàn bộ khoang miệng. Từ đó tránh được khả năng mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

>>Đọc thêm: Nước súc miệng bạc hà tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng


 
Chăm sóc răng miệng hàng này là việc làm hiệu quả để giúp loại bỏ các cặn thức ăn nằm trên răng, các kẽ răng, lưỡi, nướu và toàn bộ khoang miệng. Từ đó tránh được khả năng mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

2. Đảm bảo tốt chức năng ăn nhai

Bệnh răng miệng gây cản trở lớn trong quá trình sinh hoạt. Đặc biệt là khi ăn nhai, ví dụ bạn đang bị nhiệt miệng, sâu răng…ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai. Khi bị đau người bệnh sẽ không muốn ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng nữa. Đảm bảo sức khoẻ răng miệng để đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như quá trình ăn uống hàng ngày được tốt hơn.

>>Xem thêm: Chăm sóc răng miệng loại bỏ hôi miệng


3. Ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác

Theo nghiên cứu, người mắc bệnh răng miệng rất dễ mắc các bệnh lý mãn tính khác như: tiểu đường, tim, gan, viêm họng, viêm phổi hoặc bép phì. Người không mắc bệnh răng miệng sẽ có ít nguy cơ mắc hoặc gia tăng tình trạng bệnh mãn tính hơn.


4. Tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức

Theo nhiều nghiên cứu người lớn tuổi hay mắc các bệnh răng miệng có trí nhớ và khả năng nhận thức kém hơn so với người có răng miệng khoẻ mạnh. Vì thế chăm sóc răng miệng ở độ tuổi nào cũng rất quan trọng. Nó là một phần để đảm bảo cho bạn một sức khoẻ toàn diện.
 

5. Tự tin hơn trong giao tiếp và trong cuộc sống 

Sức khoẻ răng miệng được đảm bảo bạn sẽ có một hàm răng bóng khoẻ và thơm tho. Các cụ có câu, cái răng cái tóc là góc con người. Do vậy nụ cười rất quan trọng, trong cả giao tiếp và trong công việc cũng vậy. Một nụ cười tươi sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ phía người đối diện.


6. Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi

Theo thống kê viêm lợi là một trong những vấn đề mà phụ nữ hay gặp phải khi mang thai. Kể từ tháng thứ 2 trở đi, các mẹ bầu đa số bị hay viêm lợi. Tuy nhiên lại rất ít biết trong giai đoạn này mắc các bệnh răng miệng lại có nguy có ảnh hưởng đến thai nhi. Bé có nguy cơ sinh non và dễ bị sâu răng từ sớm.


 
Phụ nữ mang thai thường xuyên chăm sóc răng miệng để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
 
Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai hormone nữ tăng, lượng máu và dinh dưỡng giảm để tập trung vào thai nhi nên viêm lợi dễ dàng ghé thăm. Thường sẽ có biểu hiện là chảy máu chân răng, lợi sưng đỏ, đau, chảy máu, hoặc hơi thở có mùi.

>>Xem thêm: 6 bí quyết chăm sóc răng miệng dễ làm tại nhà


Các bệnh răng miệng hay gặp và cách khắc phục

Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách bạn có thể gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng như:

1, Răng ố vàng, sỉn màu 

Trong quá trình ăn uống tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Men răng bên ngoài rất dễ bị đổi màu do quá trình tiếp xúc lâu với thực phẩm dễ bám vào răng khi không được vệ sinh thường xuyên. Hoặc do ăn nhiều loại thực phẩm dễ bám màu như cà phê, thuốc lá…Yếu tố vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển màu ở răng. Yếu tố tuổi tác cũng là một nguyên nhân khiến răng bạn ngày càng ố vàng.


 
 Yếu tố vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản quá trình chuyển màu ở răng.


2, Viêm nha chu

Viêm nha chu có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhiều nhất vẫn là ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây ra viêm nha chu chủ yếu là do vệ sinh kém, vi khuẩn tích tụ quá nhiều quanh thân răng gây viêm. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng rất hay mắc viêm nha chu. Nếu không được điều trị viêm nha chu có thể gây tụt lợi và mất răng vĩnh viễn.


3, Viêm nướu 

Nhiều người hay nhầm viêm nướu (lợi) với viêm nha chu. Viêm nưới là một thể nhẹ của viêm nha chu. Người có quá nhiều cao răng, dùng răng giả, phụ nữ mang thai hay ít vệ sinh răng miệng rất hay bị viêm nướu. Biểu hiện thường là chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, sưng nướu…Nếu không điều trị răng sẽ dễ lung lay, khả năng ăn nhai yếu, răng xô lệch dẫn đến mất răng.


4, Sâu răng

Sâu răng là tổn thương tiêu huỷ tổ chức cứng của răng. Sâu răng gây đau răng tạo một lỗ hổng trên răng. Người sâu răng hay gặp triệu chứng ê buốt răng, kích thích nóng, lạnh, chua hoặc ngọt. Sâu răng để lâu không được điều trị sẽ gây viêm tuỷ răng và bị hoại tử. Thậm chí có thể gây viêm xương, viêm hạch…


 
Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây sâu răng.

5, Viêm tủy răng

Viêm tuỷ răng gây ra rất nhiều đau đớn, không thể ăn nhai được bình thường. Cảm giác ê buốt tại vị trí đau và lan ra các vị trí khác. Tình trạng viêm tuỷ này khi can thiệp cần phải đến phòng khám chuyên khoa để điều trị.


6, Nứt răng, nứt gãy chân răng

Nhiều trường hợp răng bị nứt khi nhai phải vật cứng mà không hề hay biết. Theo thời gian vết nứt dần lan đến chân răng gây ê buốt và đau dữ dội mới phát hiện ra. Biện pháp phòng tránh là không nên ăn nhai đồ cứng. Không ăn đồ quá nóng và quá lạnh


7. Mất răng

Mất răng là điều tồi tệ nhất xảy ra khi các bệnh răng miệng. Sâu răng là trường hợp dẫn đến mất răng nhiều nhất. Tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi là trên 50%, Con số này càng tăng khi tuổi càng cao.
 

Bí quyết chăm sóc răng miệng ai cũng nên biết


1, Bắt đầu vệ sinh răng miệng ngày từ khi còn nhỏ

Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho con ngày từ những chiếc răng đầu tiên. Răng sữa có thể được thay thế mới. Tuy nhiên quá trình ấy còn mất vài năm nên bạn cần thận trọng chăm sóc răng miệng cho bé ngày từ khi còn nhỏ. Cố gắng tạo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày 2 lần sáng và tối. Điều này rất tốt cho bé, để tạo thói quen khi chúng mọc răng vĩnh viễn sẽ tự biết cách bảo vệ răng miệng của mình mà không cần ai nhắc nhở.

2. Trám phòng ngừa sâu răng

Nếu răng đã bị sâu, hãy đến trám răng ngày tại các phòng phám chuyên khoa. Đừng để lỗ sâu tiến triển nặng gây viêm tuỷ sẽ gây đau nhức. Thậm chí bạn sẽ phải loại bỏ chiếc răng ấy vĩnh viễn. Hoặc làm một chiếc răng mới. Tuy nhiên thì vẫn nên khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình hình sức khoẻ răng miệng là tốt nhất. Để mất răng bạn sẽ không chỉ phải bỏ một số tiền lớn để làm răng. Sau đó phần xương hàm sẽ bị tiêu dần ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trức xương hàm.
 



Nếu răng đã bị sâu, hãy đến trám răng ngày tại các phòng phám chuyên khoa. Đừng để lỗ sâu tiến triển nặng gây viêm tuỷ sẽ gây đau nhức.

Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, khi phát hiện có lỗ sâu, hay đi trám răng cho bé để tránh lỗ sâu lây lan nhanh làm các bé đau đớn. Khi lỗ sâu quá to sẽ rất khó trám răng khi đó sẽ rất khó điều trị cho bé.

3. Sử dụng kém đánh răng có chứa fluor

Chất fluor đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ răng miệng. Fluor giúp tăng cường sự bền vững của men răng và giảm sâu răng. Tốt nhất nên chọn loiaj kem đánh răng có chứa nhiều fluor. để hạn chế sâu răng. Đối với trẻ nhỏ thì chú ý nên dùng một lượng vừa đủ. nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đốm trắng trên răng các bé.

4. Đảm bảo đánh răng đúng cách

Hãy luôn tạo thói quen vệ sinh răng miệng ngày 2 lần sáng và tối cho cả gia đình. Tạo thói quen này rất tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nên chú ý thay bàn chải 3 tháng 1 lần, sử dụng bàn chải lông mềm. Có thể dùng một số dụng cụ khác hỗ trợ làm sạch răng miệng hiệu quả như bàn chải lưỡi, tăm nước, nước súc miệng hay chỉ nha khoa.

5. Súc miệng ngay sau khi ăn

Nước súc miệng rất hiệu quả trong việc làm sạch khoang miệng và cân bằng độ PH. Sau khi đã hoàn tất các bước vệ sinh răng miệng, thì nước súc miệng là bước vô cùng quan trọng để làm sạch toàn bộ khoang miệng. Nước súc miệng sẽ len lỏi qua những kẽ răng và vị trí mà bạn khó làm sạch 100% được.

6. Bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao nguy hiểm

Thể thao và các hoạt động giải trí có thể gây tổn thương cho răng. Cần chú ý bảo vệ phần răng tránh va đập mạnh khi chơi thể thao là gãy hoặc sứt mẻ răng. Bởi răng nếu mất đi sẽ là một tổn thương vĩnh viễn nên cần được chăm sóc cẩn thận.

7. Không nên hút thuốc

Thuốc lá gây ra rất nhiều tác động xấu tới răng miệng. Hút thuốc lá làm biến màu răng, gây nhiều cao răng, hôi miệng. Nghiêm trọng hơn còn làm bạn dễ mắc các bệnh về nướu, tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
 

Thuốc lá gây ra rất nhiều tác động xấu tới răng miệng. Hút thuốc lá làm biến màu răng, gây nhiều cao răng, hôi miệng.

8. Chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với sức khoẻ nói chung thì một chế độ ăn uống lành mạnh luôn luôn phải được hướng đến. Đối với sức khoẻ răng miệng cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn nữa ăn uống cũng trực tiếp ảnh hưởng đến phần răng miệng.
 
Ăn uống đa dạng các loại thức ăn, để cung cấp vitamin tăng cường sức khoẻ tổng thể sẽ hạn chế mắc các bệnh răng miệng hơn. Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chất có ga, rượu, bia… Hoặc các hoa quả quá chua như chanh, mận, sấu. Những thực phẩm này rất dễ làm hại đếm men răng, gây sâu răng.
 
Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ quá lạnh như kem, chè, đá bào, nước đá làm ê buốt răng tạm thời, tổn hại đến men răng. Đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để miệng không bị khô. Giúp cân bằng PH trong miệng, tránh được tình trạng khô miệng. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin như thịt, sữa chua, phomai, trứng…có lợi cho sức khoẻ răng miệng. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều phốt pho, tất cả đều đóng vài trò quan trọng.

>>Xem thêm: Nước súc miệng Tôi Là Thảo Mộc bảo vệ răng miệng không bị mảng bám.
 
Chăm sóc răng miệng hàng ngày rất quan trọng đối với sức khoẻ răng miệng. Răng miệng là nơi đón nguồn thực phẩm đi vào trong cơ thể chúng ta mỗi ngày. Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách để có sức khoẻ răng miệng thật tốt và một sức khoẻ thật tốt.

 

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ khách hàng


Phí Thị Thuỳ Trang