Giỏ hàng

Nhiều người không biết công dụng chữa bệnh của cây xuyến chi

Cây xuyến chi thường được biết đến là loài cỏ dại mọc rất nhiều nơi. Bất kể nơi đâu từ vệ đường chó đến vườn nhà, đồng cỏ đều có mặt xuyến chi. Cây Xuyến chi mọc dại và phát triển rất mạnh mẽ nên rất ít người biết đến công dụng chữa bệnh của loại cây này. Hãy cùng Tôi Là Thảo Mộc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của cây xuyến chi nhé.
 

Bất kể nơi đâu từ vệ đường cho đến vườn nhà, đồng cỏ đều có mặt cây xuyến chi.
 
Cây xuyến chi hay còn gọi là cây đơn buốt là loài thân thảo, cao từ 40 – 100cm thường mọc thành bụi ở ven đường, đồng cỏ… Lá cây xuyến chi là lá đơn mọc đối xứng và có răng cưa. Toàn bộ thân và cành đều có rãnh và mọc lông. Hoa của cây xuyến chi có từ 3 đến 5 cánh màu trắng, nhuỵ vàng. Cây phát triển và ra hoa quanh năm, đặc biệt nhiều vào tháng 3-5 và tháng 8 – 10.
 
Thân và lá cây xuyến chi chứa nhiều chất dinh dưỡng, xuyến chi có chứa tới 9,8% nước, 2,3% Magie, 2,2% Mangan 1,6% Photpho, 1,2% Crom, 1,1% Canxi,  0,03% Kẽm, 0,02% Sắt. Ngoài ra còn có 2,8% Acetone, 8,6%  Methanol. Vì vậy mà cả thân lá và hoa xuyến chi đều có thể ăn được. Có thể dùng toàn bộ thân, la và hoa xuyến chi nấu canh hoặc chế biến món xào cũng rất ngon.
 
Đối với những người làm vườn thì xuyến chi còn giúp cải tạo đất trồng và là nguồn sinh khối hữu cơ giàu dinh dưỡng cho đất. Bảo vệ và hạn chế tình trạng xói mòn đất. Trông xuyến cho trong vườn nhà còn giúp thu hút các loài thiên địch tránh gây hại cho cây cối.
 

Công dụng chữa bệnh của cây xuyến chi


 
Xuyến chi là loại dược liệu có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống oxy hoá…Tất cả là nhờ thành phần gồm 201 hợp chất gồm 70 chất béo, 60 flavonid. 25 terpenoid, 19 phenylpropanoid, 13 chất thơm, 8 porphyrin và 6 hợp chất khác có trong cây xuyến chi.
 
Thành phần flavonoid và polyynes có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hoá rất mạnh. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy cây xuyến chi có tác dụng đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.


Thân, lá và hoa của cây xuyến chi đều được dùng làm thuốc trừ bộ rễ. 

Thân, lá và hoa của cây xuyến chi đều được dùng làm thuốc trừ bộ rễ. Thời điểm thu hoạch để đạt được lượng hoạt chất cao nhất là vào thời điểm hoa nở rội vào tháng 3-5 hoặc 8-10. Cây xuyến chi có thể dùng dưới dạng khô hoặc tươi đều đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh.
Trong đông y cây xuyến chi có vị đắng tính bình, hơi cay nhẹ có công dụng giải độc, sát trùng vết thương và chống viêm hiệu quả. Y học cổ truyền thường dùng xuyến chi để đắp trực tiếp vào vết côn trùng đốt, vết rắn cắn. Ngoài ra xuyến chi còn dùng để chữa kiết lỵ, viêm ruột thừa, viêm gan, chữa đau răng, đau nhức xương khớp, tụ máu và mẩn ngứa…
 

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây xuyến chi làm thuốc

 
Cùng tìm hiểu những bài thuốc dân gian có sử dụng nguyên liệu là cây xuyến chi để chữa bệnh nhé.

 
 
Trong dân gian có sử dụng nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây xuyến chi.
 

1, Cây xuyến chi dùng chữa bệnh đường tiêu hoá

 
Bài thuốc này rất đơn giản dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Nguyên liệu chính là búp non của cây xuyến chi.
 
Cách làm: Dùng 100g búp non xuyến chi đun với 300ml nước sạch, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống.
 

2, Bài thuốc từ cây xuyến chi - chữa đau răng và viêm lợi

Ngâm 15g hoa xuyến chi với 200ml rượu trắng để trong vòng 1 tuần. Sau đó lấy ra để ngậm trong miệng 5 – 10 phút chữa viêm lợi và đau răng.

>>Chăm sóc răng miệng với nước súc miệng Tôi là Thảo Mộc
 

Cây xuyến chi có tác dụng chữa đau răng và viêm lợi.

 

3, Xuyến chi chữa đau xương khớp

 
Trong xuyến chi có chứa rất nhiều chất kháng viêm tác dụng tốt cho người đang bị đau nhức do viêm đau xương khớp. Chỉ cần 15g xuyến chi đã phơi khô, 250g táo đỏ, 1 lít nước. Sau đó cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đun sôi đến khi còn 500ml thì tắt bếp chia làm 3 lần uống trong ngày.
 

4, Xuyến chi chữa viêm họng, khản tiếng

 
Bài thuốc chữa viêm họng khản tiếng từ cây xuyến chi bao gồm: xuyến chi, sài đất, kim ngân hoa, cam thảo, lá húng chanh. Mỗi loại khoảng 15g.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu trên đem sắc với nước cùng nhau để lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần, sau bữa ăn 20 phút và uống khi nước còn ấm.

>>Đọc thêm: Nước súc miệng từ lá ổi

5, Bài thuốc hạ sốt từ cây xuyến chi

 
Dùng 20g lá và hoa cây xuyến chi giã nát cùng với 20g lá cây sài đất. Sau đó chắt lấy nước ra chén cho trẻ uống. Phần bã còn lại thì đắp lên trán để có công dụng hạ sốt nhanh chóng.
 

6, Sát trùng vết động vật, côn trùng cắn

 
Với đặc tính kháng viêm và kháng nấm hiệu quả, cây xuyến chi còn có tác dụng sát trùng vết côn trùng đốt. Chỉ cần lấy 100g cây xuyến chi tươi sắc với 300ml nước cho đến khi nước đặc lại. Sau đó dùng nước đã sắc bôi lên vết rắn cắn, giúp kháng viêm giúp vết thương mau lành hơn.
 

Lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi

 
Trước khi sử dụng cây xuyến chi để điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng. Để tránh tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc mà bạn đang dùng. Không sử dụng xuyến chi cho phụ nữ mang thai. Không sử dụng khi có dấu hiệu bị dị ứng.

>>Đọc thêm: Xà bông ổi trị hăm da, rôm sảy ở trẻ nhỏ
 
 

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ khách hàng


Phí Thị Thuỳ Trang